Bất ngờ với khả năng ngừa viêm gan của loại cây tưởng chừng là cỏ dại

Lợi ích sức khỏe của cỏ mực

Cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi, thường mọc dại ở rất nhiều nơi. Một số người còn lầm tưởng rằng, đây là một loại cỏ dại thông thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cỏ mực có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: ngăn ngừa viêm gan, kháng khuẩn,…

Thành phần dinh dưỡng của cỏ mực

Cỏ mực thuộc họ Cúc. Chúng có nhiều thành phần dinh dưỡng, bao gồm:

  • Vitamin: Cỏ mực có chứa nhiều vitamin như: A, C, E, K, B1, B2, B3, B6, và B9…Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tham gia vào nhiều quá trình sinh lý quan trọng.
  • Khoáng chất như: canxi, sắt, kali, magie, kẽm, mangan, đồng và selen,…Đóng vai trò quan trọng trọng trong việc duy trì hoạt động thể chất và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại cho sức khỏe.
  • Các chất chống oxy hóa bao gồm flavonoid, saponin, tanin, caroten, ancaloit, tinh dầu; giúp kháng viêm, bảo vệ cơ thể và duy trì độ tươi trẻ cho làn da.
  • Protein, chất béo, carbohydrate và chất xơ, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ tiêu hóa.

Lợi ích sức khỏe của cỏ mực

Cỏ mực có nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm:

  • Tốt cho gan: 

Nhờ thành phần flavonoid rất cao cùng với các hoạt chất sinh học khác, cỏ mực có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, vàng da và giúp tăng cường chức năng gan rất lành tính. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng, chiết xuất ethanol của cỏ mực có tác dụng tăng cường hoạt động của enzyme chống oxy hóa trong gan, giúp tái tạo tế bào gan, bảo vệ gan khỏi tác hại của thực phẩm không lành mạnh, rượu, bia.

  • Kháng viêm:

Trong cây cỏ mực có hàm lượng các chất oxy hóa lớn, hỗ trợ kháng viêm rất tốt. Chính vì thế mà, loại cây này thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh như nấm lưỡi, tưa lưỡi, nhiễm trùng đường tiết niệu, mụn, nhọt,…

  • Giảm đau:

Chiết xuất ethanol và hợp chất alkaloid có trong cỏ mực, có khả năng giảm đau vô cùng hiệu quả. Có thể dùng cỏ mực để giảm đau trong các trường hợp bị viêm nha chu, đau răng, đau dạ dày – tá tràng.

  • Giảm rối loạn tiêu hóa:

Một số thành phần của cỏ mực như: vitamin K, carotenoid và flavonoid, tanin có khả năng trung hòa axit, cải thiện tình trạng khó chịu do ợ hơi, ợ chua, ợ nóng gây ra. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ điều trị viêm loét và xuất huyết dạ dày rất hiệu quả.

  • Giảm viêm đường hô hấp:

Cỏ mực có thể được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp hiệu quả. Bởi nó chứa các thành phần có khả năng làm tan đờm, kháng khuẩn, giúp giảm ho và ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên, nên dùng cỏ mực để chữa viêm đường hô hấp khi tình trạng bệnh còn nhẹ, các trường hợp xuất hiện triệu chứng khó thở, suy hô hấp nên đi đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị sớm nhất.

  • Tốt cho tóc:

Thành phần methanol của cỏ mực giúp kích thích mọc tóc, giữ cho tóc luôn chắc khỏe, hỗ trợ điều trị rụng tóc và tóc bạc sớm. Có thể kết hợp cỏ mực với rượu gạo và mật ong để tăng hiệu quả bảo vệ tóc.

Cách dùng cỏ mực

Cỏ mực có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:

  • Pha trà: Cho 10g cỏ mực khô vào 200ml nước, đun sôi trong 5 phút, lọc lấy nước và uống.
  • Ăn trực tiếp: Cỏ mực tươi có thể được ăn sống hoặc nấu chín.
  • Thêm cỏ mực vào các món ăn: Cỏ mực có thể được thêm vào các món ăn như salad, súp, và canh.

Lưu ý khi dùng cỏ mực

Cỏ mực là một loại thảo mộc an toàn khi sử dụng với liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, cần có một số lưu ý khi sử dụng cỏ mực, bao gồm:

  • Không nên dùng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng, không tốt cho gan và thận. Liều lượng cỏ mực an toàn cho người trưởng thành là 10-20g cỏ mực khô mỗi ngày.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Cỏ mực có thể gây sảy thai hoặc sinh non, vì vậy phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng cỏ mực.
  • Nếu có các dấu hiệu dị ứng, nên dừng ăn ngay.

Xem thêm lợi ích sức khỏe của Rau diếp cá