Khổ qua: Giải pháp thiên nhiên cho các vấn đề về hệ tiêu hóa

Lợi ích sức khỏe của trái khổ qua

Khổ qua là loại thực phẩm quen thuộc với nhiều người. Ngoài khả năng kích thích vị giác bởi vị đắng đặc trưng, theo y học hiện đại, khổ qua còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe người dùng. Còn theo Đông y, khổ qua có nhiều tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc.

Thành phần dinh dưỡng của khổ qua

Khổ qua có giá trị dinh dưỡng cao. Một số thành phần dinh dưỡng chính trong khổ qua phải kể đến:

  • Vitamin A:  nguồn vitamin A trong khổ qua dồi dào, rất cần thiết cho thị lực, hệ miễn dịch và sự phát triển của tế bào.
  • Vitamin C: Khổ qua cũng là một nguồn cung cấp vitamin C rất tốt. Đây được xem là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của gốc tự do.
  • Vitamin B6: đóng vai trò quan trọng cho sự trao đổi chất, chức năng thần kinh và sản xuất năng lượng.
  • Kali: nguồn kali trong khổ  qua giúp người dùng ổn định huyết áp và chức năng tim mạch.
  • Chất xơ: giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát cân nặng.
  • Momordicin, Polyphenols: hợp chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm. 

Lợi ích sức khỏe của khổ qua

Từ ngàn xưa, khổ qua đã được công nhận có tác động tích cực đến sức khỏe người dùng, một số công dụng tiêu biểu như:

  • Cải thiện tiêu hóa:  lượng chất xơ lớn có thể giúp tăng cường nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Với các vấn đề tiêu hóa khác như đau dạ dày, đại tràng thì nó được xem là bài thuốc vô cùng hiệu quả.
  • Tốt cho người tiểu đường: Khổ qua có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2, do nó có chứa phytonutrient, Polypeptide-P (Một insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu).
  • Tăng cường miễn dịch: loại quả này rất giàu vitamin C, mà nhờ đó nó có thể loại bỏ các gốc tự do, giúp người dùng có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Tốt cho thị lực: khổ qua cung cấp vitamin A, có thể giúp bảo vệ mắt khỏi các bệnh như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
  • Thanh nhiệt, giải độc: các chất chống oxy hóa có thể giúp đào thải độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, vị đắng của khổ qua còn giúp kìm hãm quá trình hưng phấn của trung tâm điều nhiệt trong cơ thể giúp thanh nhiệt hiệu quả. Mà điều đó lại vô cùng tốt cho gan và máu.
  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: các thành phần trong khổ qua có tác dụng làm giảm mức cholesterol trong cơ thể, cải thiện chức năng của động mạch, ngừa bệnh tim.

Cách dùng khổ qua

Vị đắng của khổ qua có thể làm nhiều người không thích. Tuy nhiên, nếu ưa thích hương vị của nó, thì bạn có thể chế biến được rất nhiều các món ăn ngon khác nhau như:

  • Canh khổ qua: nấu với thịt, cá, tôm, hoặc đậu hũ. 
  • Nấu lẩu: làm nguyên liệu thay cho một số loại rau khác trong món lẩu.
  • Xào: Khổ qua có thể được xào với thịt, cá, tôm,…
  • Salad khổ qua: làm nguyên liệu chính  trong món salad. 

Lưu ý khi dùng khổ qua

  • Khổ qua có vị đắng, vì vậy bạn có thể giảm bớt vị đắng bằng cách ngâm khổ qua trong nước muối hoặc nước chanh trước khi chế biến.
  • Nên thận trọng khi sử dụng khổ qua nếu bạn bị huyết áp thấp, vì nó có thể làm bạn bị hạ huyết áp nhanh chóng.
  • Khổ qua làm nhuận tràng, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng khổ qua nếu bạn bị tiêu chảy.

Xem thêm lợi ích sức khỏe của Đậu đỏ

Nếu có bất kỳ dị ứng nào, hoặc đang dùng các loại thuốc đặc trị, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.